Loadding...
Album nổi bật
  • Họp mặt ngày Dân số Việt Nam 26-12 tại Chợ Lách
Liên kết website
Nên tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
08:59 | 18/05/2022
Việt Nam đang sẵn sàng lộ trình triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 1 và quý 2 năm 2022. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra khá lo lắng về vấn đề này.
 

Việt Nam đang sẵn sàng lộ trình triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 1 và quý 2 năm 2022. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra khá lo lắng về vấn đề này. Nhiều trường hợp bâng khuâng không biết có nên tiêm hay không, số ít không đồng ý tiêm. Vậy nên hay không nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ? Vì sao?

TÍNH AN TOÀN

Vắc xin được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được Chính phủ Việt Nam phê duyệt là vắc xin Pifzer của Mỹ. Đây là loại vắc xin đã được kiểm chứng lâm sàng và đã được WHO, FDA Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt và đang được sử dụng, lưu hành tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Loại vắc xin này cũng đã được Việt Nam triển khai tiêm cho người trên 18 tuổi, cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và an toàn trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, chúng ta thấy rằng vắc xin cũng đã được tiêm an toàn cho thai phụ và chauw ghi nhận những tác động xấu của vắc xin lên thai nhi.

Vắc xin này khi tiêm cho trẻ cũng được giảm liều chỉ bằng 1/3 so với liều tiêm của trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn. Vì thế các phản ứng nguy hiểm gần như không ghi nhận. Khi tiêm vắc xin trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường giống như khi tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia như: 5 trong 1, các mũi tiêm phòng lao, viêm gan B, sởi…. Phản ứng phổ biến nhất là mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ, sưng đỏ cánh tay. Những triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày, không có báo cáo về tác dụng phụ lâu dài. Vì thế phụ huynh không nên quá lo lắng.

VÌ SAO TRẺ NÊN ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN

Đặc biệt việc tiêm chủng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.  Điều này được chứng minh qua hàng thập kỷ qua. Để loại trừ dịch bệnh tiêm vắc xin là cần thiết, và với dịch Covid 19 cũng vậy, chỉ có tiêm vắc xin mới mở ra cơ hội để chúng ta có thể phòng tránh bệnh một cách an toàn hơn. Ths.BS Ngô Văn Tán – Giám đốc Sở y tế cho biết: “Nhờ vào tiêm chủng mà các em đã tránh đi được rất nhiều các bệnh như: sởi, uốn ván, ho gà, lao, bại liệt…. Đó là thành tựu của khoa học trong thời gian qua đã được chứng minh và được mọi người công nhận. Nhờ vào vắc xin các loại bệnh đó đã được hạn chế tối đa, thậm chí được thanh toán. Tiêm chủng cho trẻ em là một việc làm mà Việt Nam và một số quốc gia khác thực thi trong nhiều năm qua. Riêng trong vấn đề tiêm chủng phòng Covid-19 này, do là vắc xin mới, cho nên tất cả các cơ sở sản xuất và tổ chức y tế thế giới trong quá trình nghiên cứu đã đưa ra những thông báo rất chính thức về vắc xin này cho những trẻ em trên thế giới nói chung, trong đó có trẻ em ở Việt Nam. Khi các chủ trương mà Đảng và nhà nước đưa ra để thực hiện bảo vệ cho các em thông qua việc gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin, đây là những chủ trương đã được cân nhắc, đã được tổng kết, và có những thông báo từ Tổ chức y tế thế giới chứ không riêng gì Bộ y tế của Việt Nam. Vì thế chúng ta hãy sẵn sàng để tạo điều kiện cho trẻ em được hưởng những quyền lợi này.”

Như chúng ta thấy số trẻ chưa tiêm chủng nhiễm bệnh đang gia tăng rất nhanh, dù có không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng khi nhiễm bệnh của trẻ khá nhẹ nhàng, nhưng vẫn ghi nhận một số trường hợp nặng nề, nhất là trẻ có cơ địa béo phì, có bệnh nền. Trên thực tế, COVID-19 được xếp là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Trẻ em bị nhiễm COVID-19 cũng có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng viêm đa hệ thống. Và cũng có ghi nhận nhiều trường hợp bị các tác động về lâu dài hậu Covid-19 sau nhiễm ở trẻ,  ảnh hưởng tới sức học, hoạt động thể chất của trẻ. Trong khi đó, theo báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, việc tiêm 2 mũi vắc xin Pifzer trong vòng 5 tháng sẽ giúp làm giảm 31% số trường hợp mắc COVID-19 do chủng Omicron ở trẻ 5-11 tuổi. Đồng thời giảm 45-51% số trường hợp phải điều trị cấp cứu ở trẻ 5-15 tuổi.

Ngoài ra, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Đó là sự nguy hiểm của việc duy trì chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Tiêm chủng cũng có thể giúp trẻ có thể tiếp tục đến trường và tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi và nhiều hoạt động nhóm khác một cách an toàn. Vì thế trước những băn khoăn của phụ huynh về việc có nên tiêm chủng hay không, vắc xin có đạt được miễn dịch hay không, có những phản ứng như thế nào? Ths.BS NGô Văn Tán – Giám đốc Sở Y tế cho rằng đây là những băn khoăn chính đáng và có thể thông cảm, bởi đây là loại vắc xin hoàn toàn mới. “Nhưng xét trên một bình diện chung thì để đạt được miễn dịch cộng đồng, để đạt được miễn dịch cho các cháu tránh đi những tường hợp lây nhiễm của Covid-19, thì việc tiêm phòng vắc xin là một việc cần thiết, cũng như tạo điều kiện cho các cháu có niềm tin đến trường. Đây là một chủ tưởng đúng đắn.”

Hiện Bến Tre đã hoàn tất các khâu chuẩn bị về nhân lực, vật lực, danh sách trẻ được tiêm, sẵn sàng tiêm nhanh nhất cho trẻ khi vắc xin được Bộ y tế phân bổ về. Ngành y tế sẽ thực hiện nghiêm túc việc tiêm chủng đúng qui trình, kỹ thuật, hạn chế tối đa những tác động để làm giảm miễn dịch, hiệu quả khi tiêm. Lưu ý phụ huynh có con em đã mắc Covid-19 vẫn nên cho trẻ tham gia tiêm chủng khi trẻ đã khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại. Bởi như chúng ta đã biết, một số trường hợp đã mắc COVID-19 có thể bị tái nhiễm do miễn dịch giảm hoặc do mắc chủng mới, vì thế sau nhiễm, trẻ nên được tiêm vắc xin để tăng thêm hệ miễn dịch tối ưu, giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm của những biến chủng mới. Trước khi đi tiêm chủng, trẻ em cần được ăn uống đầy đủ, giữ cho trẻ thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng vào mùa lạnh. Vắc xin phòng COVID-19 được tiêm vào cánh tay, cha mẹ lưu ý cho trẻ mặc áo phù hợp để thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác tiêm vắc xin. Đối với trẻ có tiền sử dị ứng, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, tránh sử dụng các loại thực phẩm trẻ đã từng dị ứng để đảm bảo đủ sức khỏe trước khi đi tiêm chủng.

Ngọc Hoa

frame_bgBR
Thăm dò ý kiến
Mong muốn của anh chị khi sinh?
Con trai hoặc gái đều được
Là con trai
Là con gái